Đột biến gen là gì? Đặc điểm và các dạng đột biến gen thường gặp
Đột biến gen là gì? Nó có những đặc điểm gì? Có mấy dạng đột biến gen thường gặp và hậu quả của hiện tượng sinh học này như thế nào…? Đây đều là những thắc mắc không hề nhỏ của đông đảo độc giả thích khám khá sinh học. Để giải đáp những thắc mắc này, PUD đã mang đến cho bạn bài viết sau đây. Chia sẻ thôi bạn nhé !
Đột biến gen là gì?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotide trong gen. Có rất nhiều kiểu biến đổi về cấu trúc gen.

Đặc điểm của đột biến gen
- Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng tần số rất thấp (10-6 – 10-4)
- Tần số đột biến gen có thể thay đổi tùy thuộc vào:
- Loại tác nhân đột biến như: Chất hóa học, tác nhân vật lí (tia phòng xạ, tia tử ngoại) hoặc các tác nhân sinh học như: vi khuẩn, virut …)
- Liều lượng tác nhân gây đột biến.
- Cường độ tác động các tác nhân gây đột biến.
- Bản chất gen
- Các dạng đột biến gen thường gặp
a. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit
- Khi thay thế 1 cặp Nucleotit này bằng 1 cặp Nucleotit khác có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
b. Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit
- Khi mất hoặc thêm 1 cặp Nu trong gen làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Các dạng đột biến gen thường gặp
Đột biến gen có 3 dạng chính:
- Mất một hoặc nhiều cặp nucleotit: dãy ADN hoặc ARN sẽ bị mất đi một hoặc nhiều nucleotit trong dãy.
- Thêm một hoặc nhiều cặp nucleotit: biến đổi làm tăng một hoặc nhiều nucleotit trong dãy.
- Thay thế một hoặc nhiều cặp nucleotit: đó là sự thay thế cặp nucleotit này thành cặp cặp nucleotit khasctrong dãy ADN.
Nguyên nhân gây đột biến gen
Có 3 nguyên nhân dẫn tới đột biến gen:
- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN
- Do những tác nhân từ môi trường
- Do con người can thiệp, tạo ra

Hậu quả của đột biến gen
- Phần nhiều đột biến điểm vô hại (trung tính) một số có hại hay có lợi cho thể đột biến.
- Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen chứa nó và môi trường sống.
- Đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự Nuclêôtit nên mỗi lần biến đổi về cấu trúc lại tạo ra một alen mới khác biệt alen ban đầu.
- Một số ví dụ về đột biến gen:
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
- Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên.
- Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn.
- Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến hiện tượng đột biến gen: từ khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân đến hậu quả. Hi vọng qua bài viết này của PUD các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích từ hiện tượng sinh học này. Cảm ơn các bạn đã dõi theo. Thân ái !!
- Đừng bỏ lỡ: Thường biến là gì? Tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan