Tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và các dạng bài tập
Trong bài viết này pud sẽ tổng hợp lại kiến thức về tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và các kiến thức liên quan. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Định nghĩa đường trung tuyến trong tam giác vuông
Tam giác vuông là một trường hợp đặc biệt của tam giác, trong đó, tam giác sẽ có một góc có độ lớn là 90 độ, và hai cạnh tạo nên góc này vuông góc với nhau.
Do đó, đường trung tuyến của tam giác vuông sẽ có đầy đủ những tính chất của một đường trung tuyến tam giác.
Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
Một tam giác có trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh đó thì tam giác ấy là tam giác vuông.

Ví dụ:
Tam giác ABC vuông ở A, độ dài đường trung tuyến AM sẽ bằng MB, MC và bằng 1/2 BC
Ngược lại nếu AM = 1/2 BC thì tam giác ABC sẽ vuông ở A.
Chứng minh tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông
Đề bài: Chứng minh rằng trong 1 tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền =1/2 cạnh huyền

Lấy DD đối xứng với AA qua MM.
Xét △ABM△ABM và △CDM△CDM, ta có:
ˆM1=ˆM2(đối đỉnh)MB=MC(=12BC)MA=MD(=12AD)⎫⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪⎬⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪
⎪⎭⇒△ABM=△DCM (c.g.c)⇒{AB=CDˆA1=ˆD1M1^=M2^(đối đỉnh)MB=MC(=12BC)MA=MD(=12AD)}⇒△ABM=△DCM (c.g.c)⇒{AB=CDA1^=D1^
Mặt khác, ta có:
ˆA1+ˆA2=ˆBAC=90∘⇔ ˆD1+ˆA2=90∘⇔ 180∘−(ˆD1+ˆA2)=180∘−90∘⇔ ˆACD=90∘( tổng ba góc trong của △ACD)A1^+A2^=BAC^=90∘⇔ D1^+A2^=90∘⇔ 180∘−(D1^+A2^)=180∘−90∘⇔ ACD^=90∘( tổng ba góc trong của △ACD)
Xét △ABC△ABC và △ACD△ACD, ta có:
ˆBAC=ˆACD(=90∘)AB=CD(cmt)AC chung⎫⎪
⎪⎬⎪
⎪⎭⇒△ABC=△CDA (c.g.c)⇒BC=ADBAC^=ACD^(=90∘)AB=CD(cmt)AC chung}⇒△ABC=△CDA (c.g.c)⇒BC=AD
Mà theo cách dựng điểm DD: MA=MD=12ADMA=MD=12AD
Từ đó ta suy ra AM=12BCAM=12BC
Hay là trong 1 tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng 1212 cạnh huyền.
Chứng minh hoàn tất tại đây. (■)
Bài tập ôn tập về đường trung tuyến trong tam giác
Bài 1: Cho tam giác ABC cân ở A có AB = AC = 17cm, BC= 16cm. Kẻ trung tuyến AM.
a) Chứng minh: AM ⊥ BC;
b) Tính độ dài AM.

Bài 2: Cho G là trọng tâm của tam giác đều ABC. Chứng minh rằng GA = GB = GC.
Bài 3: Cho tam giác ABC.Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = 1/3AC. Tia BE cắt CD ở M. Chứng minh :
a) M là trung điểm của CD
b) AM = ½BC.
Bài 4: Cho tam giác ABC, trung tuyến BM. Trên tia BM lấy hai điểm G và K sao cho BG = BM và G là trung điểm của BK. Gọi N là trung điểm của KC , GN cắt CM ở O. Chứng minh:
a) O là trọng tâm của tam giác GKC ;
b) GO = 1/3.BC
Bài 5: Cho tam giác ABC vuông ở A, có AB = 18cm, AC = 24cm. Tính tổng các khoảng cách từ trọng tâm G của tam giác đến các đỉnh của tam giác.
Bài 6: Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. Biết AM = ½BC. Chứng minh rằng tam giác ABC vuông ở A.
Như vậy, bài viết trên đây của PUD.EDU.VN đã giúp bạn tìm hiểu về chủ đề tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và các kiến thức liên quan.Chúc bạn luôn học tốt!.
- Bài viết cùng chủ đề: Tổng hợp kiến thức về tính chất đường trung tuyến