Trình bày cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Trình bày cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên cho người đọc thấy được nỗi niềm hoài cổ, day dứt và thương cảm của tác giả về một giá trị tinh thần sắp lụi tàn. Tác phẩm nằm trong chuỗi các bài thơ điển hình cho phong cách sáng tác của Vũ Đình Liên – một hồn thơ đa cảm, giàu lòng thương người và mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Cùng PUD.EDU.VN soạn bài Ông đồ, tìm hiểu, phân tích và cảm nhận về bài thơ Ông đồ qua bài viết dưới đây.

 Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ ông Đồ

Trước khi tìm hiểu, phân tích cụ thể và cảm nhận về bài thơ ông Đồ, chúng ta cần nắm được những nét chính về nhà thơ và tác phẩm ông Đồ.

Đôi nét về nhà thơ Vũ Đình Liên

  • Vũ Đình Liên sinh năm 1913, mất năm 1996, quê gốc ở Hải Dương, lớn lên và trường thành ở Hà Nội. Vũ Đình Liên là nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới (1932-1945).
  • Ông đỗ tú tài năm 1932 và từng tham gia giảng dạy tại nhiều trường. Ngoài thơ, Vũ Đình Liên còn tham gia hoạt động một số lĩnh vực như phê bình văn học, dịch thuật hay lý luận. Ông cũng là một trong những người sáng lập Hội nhà văn Việt Nam.
  • Một số tác phẩm nổi bật gắn liền với tên tuổi của Vũ Đình Liên: ông Đồ, Lũy tre xanh, Lòng ta là những thành quách cũ…

Nội dung chính trong bài thơ Ông Đồ

  • Khi cảm nhận bài thơ ông Đồ, ta thấy tác phẩm này được sáng tác năm 1936 và in trên báo Tinh hoa.
  • Bài thơ Ông Đồ được viết theo thể thơ ngũ ngôn trường thiên, gồm có 20 câu thơ đối xứng.
  • Ông Đồ là tác phẩm phản chiếu cho hồn thơ giàu xúc cảm, nặng lòng thương người và hoài cổ của nhà thơ.

Cảm nhận về hình ảnh Ông Đồ già ngày xưa

Ông đồ là hình ảnh nhân vật xuất hiện từ xa xưa, đặc biệt trong mỗi dịp tết đến xuân về. Hình ảnh ông đồ với cây bút, nghiên mực đang ngồi viết câu đối đỏ càng làm cho cảnh quan ngày tết đến thêm rộn rã và hứng khởi hơn. 

Đó là hình ảnh Ông Đồ của xã hội xưa, nhưng giờ đây với sự phát triển hiện đại của xã hội, hình ảnh ông đồ già với câu đối đỏ dần bị quên lãng. Nhưng đâu đó, ở các đình làng, miếu cổ, hè phố nào đó đôi khi ta vẫn bắt gặp hình ảnh Ông đồ đang “cho chữ” với hi vọng mang đến sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng cho mọi nhà trong dịp năm mới.

Trình bày cảm nhận về bài thơ ông Đồ

Bài thơ Ông Đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Vũ Đình Liên. Qua bài thơ ta bắt gặp hình ảnh Ông đồ già “Ngày Tết” hiện lên vô cùng chân thực, nhưng dần phai mờ theo thời gian. Hình tượng ông Đồ được Nguyễn Đình Liên miêu tả vô cùng rõ nét bên nghiên “mực tàu” bên những tờ “giấy đỏ.

Hình ảnh ông Đồ hiện lên trong khổ thơ đầu

Những câu thơ mở đầu của bài thơ Ông Đồ được tác giả Nguyễn Đình Liên miêu tả vô cùng chân thực, đó là sự hoài niệm về ông đồ  già ngày xưa, sự tiếc nuối cho một hình ảnh, cảnh quan đẹp mỗi khi Tết đến xuân về. .

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông Đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Hình ảnh Ông Đồ của hoài niệm, đại diện cho sự lụi tàn của nền Nho học, gây ra biết bao tai tiếng, đau khổ và tiếc nuối cho bao số phận người đời. Ông Đồ chính là “nạn nhân” đại diện cho sự lụi tàn của một nền giáo dục thời xưa. 

Trong những câu thơ mở đầu của bài thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Liên đã tô đẹp nên hình ảnh Ông Đồ già, để ở những khổ thơ sau ta cảm nhận rõ nét hơn về sự thiếu vắng, mai một đi cả một nét đẹp văn hóa thời xưa và nay.

Bên phố đông ngày tết hình ảnh Ông đồ hiện lên với “mực tàu” “giấy đỏ” sao yên bình và thân quen đến vậy. Nhưng đâu đó ta vẫn cảm nhận được lời tâm sự buồn trĩu lòng của nhà thơ.

Cảm nhận về bài thơ ông Đồ,  ta dường như thấy được sự đơn độc, lẻ loi của những con người bất lực trước xã hội cũ. Hình tượng ông đồ đơn độc, lẻ loi, đang ngồi một mình bên vệ đường viết từng chữ để kiếm tiền mưu sinh.

Hình ảnh Ông Đồ hiện lên qua khổ thơ thứ 2 và khổ thơ thứ 3

Cảm xúc về hình tượng Ông Đồ hiện lên qua từng câu, từng chữ ở khổ thơ thứ hai càng làm cho chúng ta
, những thế hệ sau hiểu hơn về hình ảnh Ông đồ Nho giáo đẹp và cao sang như thế nào:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Hình ảnh Ông đồ ngày xưa rất được “coi trọng” hay còn được gọi là “Ông Thầy Đồ”. Những nét chữ “Phượng múa, rồng bay” của Ông Đồ được xem như là món quà cho năm mới may mắn, an yên.

Người người xúm xít xin chữ của Ông Đồ “bao nhiêu” một từ ngữ chỉ số lượng nhiều, thể hiện sự đông đúc, viết không kịp, thể hiện sự trân trọng những nét chữ, nét mực của Ông Đồ. Hiểu hơn về hình ảnh Ông Đồ ở những câu thơ này, giúp ta cảm nhận sâu sắc về hình ảnh ông đồ ở những khổ thơ sau, qua đó ta cảm thấy xót xa hơn cho một giá trị tinh thần, nhân văn ngày càng mai một.

Những mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Ở khổ thơ 3, tác giả Nguyễn Đình Liên làm nổi bật lên hình ảnh “Ông Đồ ngày nay” với những câu thơ phảng phất nỗi buồn, xen lẫn sự trách móc…”Nhưng mỗi năm, mỗi vắng” – Câu thơ cho thấy sự lẻ loi, đang dần mai một của từng năm, từng năm. Hình ảnh Ông đồ mỗi năm mỗi vắng, không còn bắt gặp nhiều như trước.

Những câu thơ ở khổ thơ thứ 3 ta cảm nhận rõ sự mai một rõ nét của một hình tượng văn hóa, giáo dục của nền Nho Giáo thời xưa. Những nét chữ quý, đẹp của Ông đồ cũng chẳng thể đủ sức mạnh để níu kéo được hiện thực của xã hội xưa và nay.

Qua khổ thơ ta cảm nhận được niềm tiếc nuối của tác giả Nguyễn Đình Liên, một sự vô vọng, bất lực trước hiện thực cuộc sống. Để ròi, sắc phai của màu giấy đỏ, sự két đọng của nghiên mực tàu lạnh lùng dâng lên một nỗi buồn tủi, thương tiếc đến vô hạn.

Hình ảnh ông đồ già ở khổ thơ thứ tư

Trong những câu thơ tiếp theo ở khổ thơ thứ tư của bài thơ Ông Đồ, ta như thấm thía hơn nỗi buồn của hiện thực cuộc sống. Hình ảnh Ông Đồ già hiện lên vô cùng cô đột xót xa:

“Ông Đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Tác giả mượn hình ảnh Ông Đồ để nói lên nỗi niềm, tâm sự, của bản thân mình trước thời cuộc của xã hội. Hình ảnh Ông Đồ vẫn ngồi đấy, nhưng chẳng ai hay xin chữ như xưa nữa rồi. Câu thơ là nỗi niềm của tác giả muốn níu kéo chút hi vọng cuối cùng. Vì cơm áo gạo tiền, Ông đồ vẫn ngồi đấy, vẫn một mình ngồi đấy.

Giữa cuộc sống ồn ào, tất bật và náo nhiệt ấy lại lẻ loi bóng dáng của ông Đồ. Sự đối lập gay gắt ấy lại khiến nhà thơ trào lên nỗi niềm thương cảm đầy đau đớn.

Tác giả mượn “hình ảnh lá vàng” mưa bụi.. để thể hiện tâm trạng cảm xúc buồn bã, cô đơn đến tê tái lòng. Một khung cảnh thê lương với ngổn ngang những tâm trạng buồn tủi của Ông Đồ Già và đầy sự thương cảm của nhà thơ..Có lẽ đây chính là cái “tình” cái “xót xa” của nhà thơ Vũ Đình Liên trước thời cuộc

Nỗi niềm xót xa đến dai dẳng ở khổ thơ cuối

Ở khổ thơ cuối là những câu thơ mượn cảnh để tả tình, tả tâm trạng của người thi sĩ đối với hiện thực cuộc sống xưa và nay. Đọc lên những câu thơ cuối ta sự vùi dập không chút tiếc thương của dòng thời gan:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

“Năm nay” Thể hiện sự tuần hoàn, tiếp diễn cả thời gian vẫn vậy, xuân nay đến rồi đi, rồi lại đến để rồi năm nay không thấy ông đồ xưa nữa. Câu thơ thể hiện niềm xót xa đến tê tái lòng . Nhạc điệu buồn đầy dư ba ám ảnh khiến tâm tưởng người đọc như cũng rưng rưng.

Đọc những câu thơ ta thấy được sự tiếc nuối, xót xa của nhà thơ Vũ Đình Liên. Cảnh cũ được lặp đi lặp lại, nhưng thiếu vắng hình ảnh Ông đồ già. Sự trọn vẹn của ngày tết đến xuân về sao giờ cô đơn đến vậy, thiếu vắng đến vậy. Một nét giá trị tinh thần giáo dục bị vùi lấp mang đến biết bao nỗi sầu tủi cho biết bao người.

“Người muôn năm cũ” chính là thể hiện lại hình ảnh ông đồ xưa, với sự hoài niệm tiếc nuối về nét đẹp tinh thần nay chỉ còn trong dĩ vãng.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ông Đồ

Giá trị nội dung

Đọc và cảm nhận bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên, ta thấy rõ tài năng của nhà thơ, khắc họa rõ nét hình ảnh ông đồ trong xã hội xưa. Một hình ảnh Ông đồ thật đẹp, nhưng cũng thật lẻ loi, cô đơn nay chỉ còn sự thương tiếc, vùi lấp vào dĩ vãng. Qua đó thể hiện niềm thương cảm, xót xa của nhà thơ về thời cuộc, hiện thực cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật

Bài thơ Ông Đồ được viết theo thể thơ ngũ ngôn trường thiên

Kết cấu thơ đối lập, đầu cuối được lập luận chặt chẽ

Những câu thơ ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc

Sự thành công của bài thơ Ông Đồ chính là để lại niềm thương cảm sâu sắc trong lòng độc giả với hình ảnh Ông đồ già. Giờ đây, trong xã hội hiện đại ngày nay, ta chẳng còn thấy được hình ảnh đẹp đẽ mang giá trị tinh thần cao quý đấy nữa. Qua phân tích và cảm nhận về bài thơ Ông đồ giúp ta biết trân trọng hơn những nét giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Hình ảnh Ông Đồ đại diện cuối cùng cho nền Nho Học.

Trên đây là phân tích và trình bày cảm nhận về bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên, qua 4 khổ thơ ta hiểu hơn về hình ảnh Ông Đồ trong xã hội ngày xưa hiện lên thật đẹp và thật cao quý. Nhưng trước thời cuộc đổi thay của xã hội, hình ảnh Ông Đồ đại diện cho giá trị tinh thần dân tộc bị vùi dập một cách không thương tiếc. Qua bài thơ ta hiểu hơn về tình cảm, tâm trạng của nhà thơ trước sự đổi thay của thời cuộc, hiện thực xã hội.

  • Đừng bỏ lỡ: Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Trả lời

error: Content is protected !!